Chiến lược truyền thông đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chiến lược truyền thông là việc làm cần thiết trước một thị trường đầy cạnh tranh.
Hiểu đúng vai trò chiến lược của truyền thông cũng như xây dựng chiến lược truyền thông bài bản, chi tiết là việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giai đoạn hiện nay.
Vai trò của chiến lược truyền thông đối với doanh nghiệp BĐS
Theo Hitesh Bhasin, tùy vào từng giai đoạn và mục đích cụ thể mà doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình những chiến lược truyền thông phù hợp. Dù vậy, những vai trò không thể phủ nhận của chiến lược truyền thông tổng thể đối với các doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Phát triển tầm nhìn chiến lược: Từ những USP/Key Selling Point trong chiến lược truyền thông, ban quản trị doanh nghiệp BĐS sẽ dễ dàng định hình được điểm mạnh, điểm yếu của dự án/sản phẩm. Từ đó, kịp thời tận dụng cơ hội hoặc đưa ra những phương án thay đổi phù hợp theo từng giai đoạn.
- Tạo dựng nhận thức về thương hiệu: Thông qua các phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu, chiến lược truyền thông giúp khách hàng biết đến thương hiệu cũng như dự án/sản phẩm bất động sản mà doanh nghiệp đang triển khai.
Chiến lược truyền thông góp phần tạo nên vị thế doanh nghiệp
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ: Từ các Key Selling Point ấn tượng và chuyên biệt, việc lựa chọn kênh truyền thông đúng đắn để truyền tải thông điệp và thu hút được khách hàng như: Truyền hình, OOH, Digital Marketing, Social Media… sẽ giúp bạn tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ và thu hút khách hàng tiềm năng.
- Tăng trưởng doanh thu: Hoạt động Truyền thông – Marketing và bán hàng hoạt động như “xương sống” nâng đỡ nhau. Khi hoạt động truyền thông hiệu quả đồng nghĩa với hoạt động bán hàng tốt, từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số và thị phần trên thị trường.
- Nuôi dưỡng niềm tin: Khi liên tục tiếp nhận các thông điệp truyền thông mà doanh nghiệp BĐS cung cấp, khách hàng sẽ dần hình thành niềm tin về doanh nghiệp và tin cậy vào những sản phẩm/dự án mà bạn đang hướng đến họ.
- Thu hút nhân sự bán hàng: Như một mũi tên trúng hai đích, xây dựng chiến lược truyền thông BĐS hiệu quả vừa giúp doanh nghiệp thu hút nhóm khách hàng, vừa thu hút nguồn nhân lực đồng hành bán hàng. Điều này tạo lợi thế rất lớn cho các chủ đầu tư, các nhà phân phối dự án bất động sản trong việc thu hút đội ngũ Super-Sales.
Các bước xây dựng chiến lược truyền thông bất động sản hiệu quả
Trước nền kinh tế thị trường dần số hóa, doanh nghiệp BĐS ngày càng có nhiều cách chi tiền cho truyền thông để quảng bá thương hiệu, tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để không vung tiền qua cửa sổ với những chiến lược truyền thông kém hiệu quả? Hãy tham khảo 6 bước xây dựng chiến lược truyền thông chuyên biệt ngành BĐS dưới đây từ MIX Group.
1. Xác định, phân tích tệp khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên khi xây dựng chiến lược truyền thông, bạn cần xác định xem đối tượng mục tiêu của mình là ai, họ có sở thích gì, họ thường xuất hiện ở đâu và có xu hướng né tránh điều gì?
Hãy phác họa chân dung khách hàng (Buyer Persona) để xác định khách hàng của bạn là đối tượng nào. Và cần lưu ý rằng, việc xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu càng chi tiết thì thông điệp truyền thông sẽ càng cụ thể và mang tính thuyết phục cao.
2. Xác định mục tiêu truyền thông
Dựa trên các yếu tố phân tích SWOT của dự án, doanh nghiệp BĐS cần xác định mục tiêu truyền thông mà mình muốn đạt được thông qua chương trình truyền thông. Đây là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn có cơ sở đo lường hiệu quả và có sự hiệu chỉnh phù hợp đối với chương trình truyền thông.
Theo kinh nghiệm xây dựng chiến lược truyền thông bất động sản từ MIX Group, mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp BĐS có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm, dự án; thông báo về chương trình khuyến mại; giới thiệu dự án mới cùng những tiện ích nổi bật so với thị trường; đính chính những nhận thức lệch lạc về thương hiệu hoặc dự án bất động sản…
3. Xây dựng thông điệp trong chiến lược truyền thông
Thông điệp truyền thông (Media Message) là những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến với khách hàng. Qua thống kê, một người bình thường có thể tiếp nhận tới 4000 thông tin mỗi ngày. Với khối lượng thông tin khổng lồ như vậy, rất khó để người dùng dung nạp hết. Do đó, thông điệp truyền thông ấn tượng sẽ là cách tốt nhất mà doanh nghiệp có thể khiến người dùng hướng sự chú ý đến thương hiệu.
Thông điệp truyền thông là những điều mà bạn muốn truyền tải tới khách hàng
4. Xây dựng kế hoạch truyền thông (Action Plan)
Xây dựng kế hoạch truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp dễ dàng định hướng mọi hoạt động và hình ảnh truyền bá thông điệp đến với cộng đồng. Trong bản kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp bất động sản cần đặc biệt lưu ý đến các hạng mục như: Kênh triển khai, Ngân sách dự kiến, KPIs Marketing và Timelines…
Trên thực tế, tùy vào đặc điểm sản phẩm, khách hàng và thị trường, tùy vào khả năng tài chính nội tại mà doanh nghiệp BĐS lựa chọn kênh triển khai, ngân sách, KPIs và Timelines truyền thông cho phù hợp. Trong đó, một số kênh truyền thông thường được sử dụng hiện nay có thể kể đến như: Truyền hình, phát thanh, báo/tạp chí, Social Media, bảng ngoài trời OOH, trạm xe buýt,…
5. Xây dựng nội dung truyền thông
Sau khi đã có kế hoạch truyền thông tổng thể, doanh nghiệp BĐS cần xây dựng bộ nội dung hoàn chỉnh cho chiến lược. Một bộ nội dung truyền thông có thể bao gồm bài viết PR, Social Media, cũng có thể là hình ảnh, video, TVC…
Để có thể thiết kế được một bộ truyền thông một cách hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần nắm rõ được 3 yếu tố then chốt bao gồm:
- Chiến lược cho những thông điệp truyền thông (Message strategy)
- Chiến lược cho các hình thức sáng tạo (Creative strategy)
- Nguồn phát thông điệp (Message source)
Cần đảm bảo rằng mọi nội dung bạn chia sẻ đều mang đến giá trị cho mục tiêu kinh doanh và xoay vòng cách tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng bằng nhiều nội dung chất lượng và ý nghĩa.
6. Đo lường hiệu quả và báo cáo
Đây là bước cuối cùng mà doanh nghiệp BĐS cần thực hiện nhằm đo lường kết quả đạt được so với mục tiêu đã đề trong kế hoạch ban đầu. Doanh nghiệp có thể tính toán mức độ hiệu quả của kế hoạch để đưa ra những chiến lược và biện pháp sao cho phù hợp bởi không phải kế hoạch nào cũng diễn ra như đúng mong đợi.
Để rút kinh nghiệm cho những kế hoạch sau này, hãy đưa ra báo cáo thông qua những thước đo đánh giá:
- Tần suất xuất hiện trên các kênh lựa chọn chạy truyền thông
- Đo lường số liệu tương tác hậu chiến dịch
- Phản hồi của những người quan tâm về chiến dịch
Trên đây là 6 bước xây dựng chiến lược truyền thông chuyên biệt trong ngành BĐS. Hi vọng rằng với những nội dung trên, bạn đã hiểu hơn về vai trò cũng như các bước để xây dựng nên một chiến lược truyền thông ngành bất động sản.
Trường hợp bạn không có lợi thế về đội ngũ In-house, cũng không thực sự có thế mạnh trong việc xây dựng chiến lược truyền thông thì đừng ngần ngại liên hệ MIX Group – đơn vị R&D REAL ESTATE chuyên biệt ngành bất động sản.
Với đội ngũ chuyên gia hoạt động gần 10 năm trong lĩnh vực Marketing – Truyền thông ngành bất động sản, MIX Group đã và đang là đơn vị tư vấn, xây dựng chiến lược truyền thông bài bản, chuyên nghiệp cho các chủ đầu tư, nhà phát triển dự án, nhà phân phối bất động sản trên toàn quốc.
MIX Group luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp từ việc định hướng, xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động chiến lược truyền thông thực tế. Qua đó, giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, gia tăng giá trị thương hiệu, tăng sự nhận diện của dự án/sản phẩm BĐS đối với khách hàng, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả…
Liên hệ ngay với MIX Group để được tư vấn chiến lược truyền thông ngay hôm nay!